Tổng quan Khẩn_Na_La

Từ nguyên

Từ Kinnara (trong Phạn ngữ: किन्नर? nghĩa đen là “người gì?”) được liên hệ với từ Kimpurusha (cũng có nghĩa là “người gì?”). Trong tiếng Phạn, nguyên ngữ “Kin” có nghĩa là nghi vấn, và “nara” có nghĩa là người, nên Kimnara được dịch là Nghi nhân, Nghi thần. Kinnara khi du nhập vào văn hóa Hán được phiên âm là Khẩn Na La hay còn gọi là Khẩn-nại-lạc, Khẩn-noa-la, Khẩn-đảm-lộ, Chân-đà-la và dịch ra là Nghi thần, Nghi nhân, Nhân phi nhân (Người không phải người), Ca thần (thần ca hát), Ca nhạc thần, Âm nhạc thiên và có nghĩa là sinh linh nửa giống người, nửa giống thần. Nó còn gọi là Ca Thần có sừng, với những ống sáo thủy tinh trong suốt. Ca Thần Nữ thường vừa ca vừa múa. Những Ca Thần nầy được xếp dưới hạng Càn Thát Bà. Nhìn chung, sinh vật này có hình dáng nửa người nửa ngựa (Ấn Độ) hay nửa người nửa chim (các nước Đông Nam Á).

Trong Phật giáo thì gọi là Kucchito naro hay Kinnaro narasadisatta là chúng sanh đáng ghét, như giống người gọi là Kinnara. Kinnara có hình dạng giống người, chỉ khác vài điểm như hai cánh tay giống người nhưng hai bān tay giống chim, còn đầu, mặt, mũi giống như người nhưng môi rộng cho đến cổ, miệng dài ra giống như ngựa, bān chân và móng chân giống như chim. Trong bổn sanh Bhallātiya có nêu rằng: Điểu Nhân có tuổi thọ 1000 năm, thông thường Điểu Nhân rất sợ nước và trong chú giải bổn sanh cũng có nêu rằng: Kinnarā nāma udakabhūrukā honti (Các Điểu Nhân thường sợ nước). Có bảy loại điểu nhân là: Devakinnarā, Candakinnarā, Dumakinnarā, Daṇṇamāṇakiṇṇarā, Kontakinnarā, Sakunakinnarā, KaṇṇApāvuraṇakinnarā.

Mô tả

Di chỉ tại Calcutta, Ấn Độ về Khẩn Na La

Trong một số truyện cổ của Ấn Độ, Kinnara được mô tả là nam thần, nhạc công nửa người nửa ngựa. Theo Phật học thì Kinnara là Khẩn Na La trong Thiên Long bát bộ là một chúng sanh (chúng sanh cõi trời) nửa ngựa nửa người, hoặc mình người đầu ngựa, hoặc mình ngựa đầu người. Sau này, Kinnari đầu người mình chim trong thần thoại Ấn Độ là những ca sĩ, nhạc công thiên thần múa hát trên thiên đình, phục vụ cho thần Indra thần sấm sét.

Trong thần thoại Phật giáo và Hindu, Khẩn Na La là một người tình chung thủy, một nhạc thần, thiên thần nhạc công. Trong thần thoại các nước Đông Nam Á, Kinnari là con mái, tương ứng của Kinnara là con trống, được miêu tả là một sinh vật nửa người (thiếu nữ), nửa chim. Những Kinnari này có đầu, thân mình, tay của phụ nữ và cánh, đuôi, chân của thiên nga. Kinnari nổi tiếng vì tài nhảy múa, ca hát, thi ca và là một biểu tượng truyền thống của người phụ nữ xinh đẹp, yêu kiều và tài năng.

Trong nghệ thuật tạo hình, thường được thể hiện có đầu, thân và cánh tay của thiếu nữ, trong khi mang đuôi và đôi bàn chân của thiên nga hay chim với các nhạc cụ. Kinnari không chỉ là hình tượng độc quyền của Ấn Độ giáo mà còn phổ biến trong truyền thuyết và nghệ thuật Phật giáo, đây là một loại hình điêu khắc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao, biểu hiện khát vọng của con người luôn muốn vươn tới một cuộc sống tốt, là những tác phẩm điêu khắc thể hiện thành công nghệ thuật. Hindu giáo.

Liên quan